Kiến Thức Nông Nghiệp

Vôi bột có tác dụng gì? Bón vôi cho cây trồng ( Sầu riêng, cà phê, cây ăn trái, hồ tiều …) như thế nào là đúng cách, hiệu quả cao? Giải pháp nào là tối ưu?

25/09/2023 SEIKO 2023

Trong canh tác nông nghiệp truyền thống, bà con đã biết cách sử dụng vôi bột để cải tạo đất trồng cây. Nhưng vôi bột là gì? Bón vôi cho cây trồng (Sầu riêng, cà phê, cây ăn trái, hồ tiều …) như thế nào là đúng cách, hiệu quả cao? … thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này Chúng tôi xin chia sẻ với bà con kiến thức về vôi bột dùng cho nông nghiệp và cách bón vôi cho cây đúng cách. Và giải pháp để mang lại hiệu quả và kinh tế tối ưu nhất.

I. Các loại vôi

Vôi bột có rất nhiều loại khác nhau, không phải loại vôi nào cũng có thể bón cải tạo đất cho cây trồng được. Thông thường, có 3 loại vôi chính bón để cải tạo đất. Đó là: bột đá vôi ( CaCO3), vôi nung ( CaO) và Vôi tôi ( Ca(OH)2). Tùy theo từng loại đất trồng khác nhau mà bón loại vôi phù hợp.
1. Đá vôi, vôi sống (CaCO3): không mùi, ít tan trong nước. Vôi sống trên thị trường ở dạng lẫn tạp chất Silic, lưu huỳnh,… Nó sẽ gây ra chai cứng đất. Do đó, cần sử dụng phân chuồng, phân xanh bón lót sau khi bón vôi để tái tạo hệ vi sinh vật, tạo mùn, tăng dinh dưỡng làm đất tơi xốp. Nếu chỉ bón vôi không mọi trường hợp sẽ phản tác dụng. Thực tế hiện nay rất ít sử dụng loại bột đá vôi này.
2. Vôi nung (CaO): Là dạng vôi sống đã được cho vào lò nung với nhiệt độ cao.
CaO+ H2O= CA(OH)2+ CO2+ Nhiệt
Phản ứng này có đặc tính tỏa nhiêt mạnh và hóa nước (Hấp thu nước mạnh) chính vì vậy sẽ nâng pH lên nhanh nhưng không giữ được pH lâu, diệt được nấm khuẩn, vì các loại nấm khuẩn sẽ mất nước và chết (Sự việc này diễn ra một thời gian ngắn lúc mới rải). Do đó, cần sử dụng phân chuồng, phân xanh bón lót sau khi bón vôi để tái tạo hệ vi sinh vật, tạo mùn, tăng dinh dưỡng làm đất tơi xốp. Vôi nung hiện ở dạng bột là sản phẩm được sử dụng nhiều hiện nay.
3. Vôi tôi (Ca(OH)2): Là dạng vôi nung đã được tôi trong nước, dạng bột. Loại vôi này không có đặc tính tỏa nhiệt hay háo nước vì vậy không có khả năng sát khuẩn, nấm bệnh như vôi nung. Bên cạnh đó vôi vôi có khả năng nâng pH đất. Khi mưa rửa trôi, phèn sẽ từ trong đất đi ra và được vôi bột cân bằng, từ đó giúp khử phèn cho đất. pH tốt nó như là cái nền móng giúp cây phát triển bộ rễ, ức chế vi sinh vật có hại gây nấm bệnh trên cây. Mà như ta biết, rễ cây không phát triển được thì làm sao hấp thụ được chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Lưu ý: Sau khi bón vôi khoảng 1 tuần, nên tiến hành bón phân chuồng, phân hữu cơ, hoặc các loại phân khác cho cây … Kết quả thực tế nhận thấy rằng, cây phát triển mạnh hơn, lá cây xanh tốt hơn.

II. Tác hại của vôi bột

Mặc dù vôi bột có rất nhiều tác dụng đối cây trồng và nâng chất lượng của đất trồng thế nhưng nó cũng có những tác hại nhất định nếu sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số tác tại chính của vôi bột:
1. Làm chai lì đất canh tác
Nếu bà con thực hiện bón các lọai phân sunphat quá nhiều sẽ gây dư lượng chất axit sunphuric làm chua đất. Nếu trường hợp đất chua vì axit sunfuric mà bà con sử dụng vôi bột để khử chua sẽ tạo ra thạch cao CaSO4 làm chai lì đất và bó rễ cây.
Hay khi bón quá nhiều Ca(OH)2 sẽ gây váng trên mặt, làm giảm độ thoáng khí. Do đó, bón nhiều và nhiều lần cũng sẽ gây chai đất.
2. Loại bỏ vi sinh vật có lợi
Vôi bột đúng là có tác dụng loại bỏ vi khuẩn nhưng cũng đồng thời loại bỏ đi một số loại vi sinh vật có lợi cho đất và sức khỏe cây trồng.
3. Làm giảm dinh dưỡng trong đất
Vôi bột có thể vô tình làm mất một số loại dinh dưỡng có trong phân bón chứa Nitơ, NPK, DAP, Lân, Ure…

III. Cách bón vôi

Cách bón vôi cho cây sầu riêng, hồ tiêu, cây cà phê, cây ăn trái…
Khi bón vôi cho cây trồng, đặc biệt là bón vôi cho cây sầu riêng, hồ tiêu, cây cà phê … chúng ta nên chú ý 3 nguyên tắc khi bón vôi như sau
1. Bón đúng loại vôi:
Vôi có nhiều loại, để bón cho cây trồng hiệu quả nên chọn loại vôi nông nghiệp ( vôi chuyên dụng cho canh tác nông nghiệp được bán nhiều ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp).
2. Bón đúng lượng vôi:
Mỗi vùng đất có độ chua khác nhau, nên lượng vôi bón cũng khác nhau. Nếu bón nhiều quá, lượng pH của đất sẽ nâng lên quá cao, lúc này bộ rễ của cây trồng không hút được dưỡng chất, cây không phát triển, ngày càng héo đi. Ngược lại nếu bón ít quá thì không đủ để đất giải độc, giảm phèn, giảm chua … nên có tác dụng rất ít đối với cây trồng.
3. Bón vôi đúng thời điểm, đúng lúc cây trồng đang cần nhất
Đối với cây trồng chưa cho thu hoạch, có thể bón vôi nông nghiệp vào đầu mùa mưa là tốt nhất hoặc có thể bón bất cứ giai đoạn nào.
Đối với cây trồng đã cho thu hoạch, có thể bón vôi vào giai đoạn chăm sóc cây phục hồi, làm giảm độ chua của đất sau 1 năm khai thác đất trồng

IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỐI ƯU.

Kết hợp bón vôi với Haifa Cal™ Agri (Phân bón dành cho nông sản xuất khẩu) là canxi nitrat dạng hạt, lý tưởng để bón lót. Vừa mang lại hiệu quả tối ưu nhất và kinh tế nhất. Là một nguồn cung cấp canxi và nitơ hiệu quả cao cho cây trồng. Canxi giải độc, nâng pH, hạ phèn, khử mặn, cải tạo đất trong điều kiện khan hiếm nước tưới. Là một “chất dinh dưỡng chất lượng” làm tăng chất lượng, sản lượng và kéo dài tuổi thọ của cây. Nitơ nitrat trong phân bón Haifa Cal Agri dễ dàng hấp thụ bởi cây và cải thiện hiệu quả hấp thu canxi.
177605 13608443
Sau khi tìm hiểu kỹ nguyên tắc và giải pháp tối ưu bón vôi ở trên. Cách tiến hành bón vôi cho cây sầu riêng, hồ tiêu, cây cà phê, cây ăn trái như sau:
Bước 1: Rắc đều hỗn hợp vôi và Haifa Cal™ Agri lên bề mặt đất
Bước 2: Xới đất với độ sâu 5 – 7cm
Bước 3: Tưới nước từ từ cho hỗn hợp tan ra và thấm đều vào đất
Với 3 bước đơn giản, bà con cần thực hiện đúng cách bón vôi cho cây nhé!

Bài viết liên quan