Cây Sầu Riêng

PHỤC HỒI SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH 

30/08/2023 SEIKO 2023

PHỤC HỒI SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH 

Để làm bông, làm trái hiệu quả cần 1 quá trình dài, từ sau thu hoạch. Mỗi cơi đọt đều đóng vai trò quan trọng nhất định trong cả quá trình.Tùy vùng miền, tùy tuổi cây, tùy giống cây mà cây có 1,2,3 cơi đọt từ sau thu hoạch đến lúc làm bông vụ sau.

Các bước cần làm sau thu hoạch :

Bước 1:  

  1. Tỉa cành.
  • Tỉa cành yếu, cành xương cá loại nhỏ, cành sâu bệnh, cành khô, cành không có khả năng sinh trưởng, cành có khả năng tiếp xúc với đất, cành nhỏ và tay lông. Với cây suy nặng thì không nên tỉa tay lông, vì lá trong tay lông góp phần quang hợp chuyển đổi chất nuôi cây, nếu tỉa hết cây sẽ suy hơn, khó phục hồi hơn.
  • Cắt hãm ngọn cây theo Quy trình nhất tĩnh từ đỉnh ngọn non đi xuống gốc khoảng 70cm (vd 3.7cm thì cắt còn 3m)
  1. Cách để cành: phía dưới gốc cách đất 70cm trở lên mới để cành, dưới 70cm cắt bỏ hết. Chọn những cành to khỏe mới để lại. Cành của cây 4-5 năm khoảng 20 cành.
  2. Hãm ngọn cành.

Sau khi thu hoạch vừa xong, cách hãm cành như sau: Nhìn từ ngoài ngọn cành đi vào thân, chỗ nào cành xương cá khoảng 1cm thì cắt ở đó.

Rất cần cắt bỏ những cành xương cá nhỏ để tạo không khí thông thoáng. Cây sẽ không bị các bệnh nấm và không ăn dinh dưỡng lãng phí.

 

Bước 2: Làm bồn xung quanh gốc

Đắp bồn cao hơn so với mặt đất bên ngoài. Mùa kho đắp bồn lại để giữ nước và giữ phân. Mùa mưa sẽ khơi sạch cho nước ra ngoài. Tuyệt đối mùa mưa không để đọng nước trong gốc sẽ bị nấm gốc và thối gốc.

 

Bước 3: Rửa vườn

Phun thuốc gốc đồng để rửa vườn như Coc 85, Norshield, champion, hoặc dùng vôi 7 kg/ phi 200l. Phun kỹ thân cành lá để diệt rong rêu và nấm bệnh.

 

Bước 4: Tuyến trùng, nâng pH

Bón #Canxi Nitrat bón gốc hoặc tưới 1 gốc 1 kg hoặc rải vôi (rẻ hơn nhưng hiệu quả thấp hơn và tốn nhiều nước hơn), mỗi gốc rải khoảng 2-3 kg vôi cục để cho rã ra thành vôi bột. Có tác dụng sát trùng, hạn chế tuyến trùng, nấm bệnh và tăng PH giúp cây hấp thụ NPK cao hơn. 3 và 4 có thể làm cùng lúc.

 

Bước 5: Bón phân hữu cơ.

– Sau khi bước 4  tầm 7-10 ngày nên bón các loại phân hữu cơ tự ủ như phân bò, phân dê, phân gà, trấu cà phê…đã qua xử lý trên 6 tháng (tránh bị nấm sau này) Mỗi gốc khoảng 20-30 kg.

– Hoặc cộng thêm phân amino (trùn quế 1kg/1000 lít nước) , phân gà nhập khẩu dạng viên, phân hữu cơ các loại trong nước 5-15 kg.

– Phân lân 1kg/gốc.

– Bổ sung thêm lợi nấm , lợi khuẩn như Trichoderma, các loại EM dạng nước…

* Phân Amino hòa nước tưới gốc 70 lít nước tưới đều  xung quanh phạm vi tán lá, cách gốc 60cm không được bón bất kỳ một loại phân gì vào gốc (kể cả phân bò và phân lân). Chỉ được tưới các loại nấm đối kháng vào gốc.

 

Bước 6: Bón phân vô cơ.

Sau khi bón hữu cơ tầm 5-7 ngày

Tuần 1:

Phân bón gốc

  1. MKP: 500gr
  2. Mg(No3)2: 200gr
  3. MgSo4: 100gr
  4. MAP: 200gr
  5. KNO3: 300gr
  6. Ca(No3)2: 300gr
  7. Multi Comb: 25gr

Tổng: 1.5kg= 300 lít nước (5 gốc) (300gr/gốc)

 

Phun qua lá

  1. Mg(No3)2 100gr= 220 lít nước
  2. Multi comb: 100gr= 220 lít nước
  3. Fe: 20gr= 220 lít nước

Xịt đều các tán cây 3 loại = 660 lít nước.

 

Tuần 2: Tưới gốc

(Amino) Humic 1kg= 1,600 lít nước tưới gốc, tưới 40 lít nước/ 1 gốc cây. có thể dùng thêm tươi gốc như trichodetma humic vừa kích rể vừa phòng tuyến trùng.

  1. MKP: 600gr
  2. Mg(No3)2: 300gr
  3. MgSo4: 200gr
  4. MAP: 400gr
  5. KNO3: 400gr
  6. Ca(No3)2: 300gr
  7. Multi Comb: 50gr
  8. Fe: 25gr

Tổng: 2.2kg= 400 lít nước (tưới 5 gốc) (440 gr/gốc)

 

Phun qua lá:

  1. Polyfeed 19-19-19 (500gr/phi 200 lít nước
  2. Mg(No3)2: 250gr/phi 200 lít nước)

Tuần 3:

Tưới gốc

  1. MKP: 500gr
  2. Mg(No3)2: 500gr
  3. MgSo4: 300gr
  4. MAP: 500gr
  5. KNO3: 600gr
  6. Ca(No3)2: 600gr
  7. Multi Comb: 30gr
  8. Fe: 30gr

Tổng: 3kg= 400 lít nước (tưới 5 gốc)

Phân hữu cơ

Amino cá hồi 1kg= 1,600 lít nước

có thể dùng thêm tươi gốc như trichodetma humic vừa kích rể vừa phòng tuyến trùng.

Phun qua lá
Siêu lân 86: 100gr/ 100 lít nước

Cal Bo       : 100ml/ 100 lít nước

 

Tuần 4: giống tuần thứ 3

Phun qua lá các loại thuốc diệt sâu bọ ăn lá và sâu rầy

 

Chú ý: Công thức này áp dụng 2 tháng sau thu hoạch để phục hồi cây khỏe trờ lại nhanh chóng để làm bông và nuôi trái cho vụ tới.

 

Giai đoạn sau 2 tháng sẽ sử dụng công thức khác áp dụng cho mùa kho và theo thời tiết để điều chỉnh độ ẩm. Kích bông. Hai tháng trước ra bông phun xịt các bệnh nấm kỹ và nhiều lần, phun cho ăn qua lá nhiều để hỗ trợ cây.

 

Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thì mối loại amino còn giúp các vi sinh vật có lợi cho cây trồng Sinh sôi nảy nở nhanh chóng và phục hồi cái tạo lại đất nhanh chóng vừa nuôi được cây vừa nuôi được đất có độ bền vững lâu dài, vậy nên cần bón nhiều loại amino để được cân bằng các loại vi sinh vật mà không quá dư một loại vi sinh vật nào đó.

 

Cây Sầu riêng ăn dinh dưỡng 2 tháng.

Vd:

Tháng 9 thu hoạch

Tháng 10, T11 Cây ăn phân hữu cơ, vô cơ đầy đủ

Tháng 12: cây ngủ đông

Tháng 1: lên chồi, nảy lộc (ăn thức ăn đa lượng, vi lượng dự trữ trong cây).

Tháng 2: Cây bắt đầu ra bông, đưa amino lên để cây kết hợp ánh nắng dinh dưỡng làm bông, đậu quả.

“Anh Hoan-Chuyên gia nông học”

Bài viết liên quan