Cây Sầu Riêng

Làm sao để cây luôn CHỦ ĐỘNG THÍCH NGHI?

15/04/2025 SEIKO JSC

🌿 PHÒNG NGỪA LÀ GỐC

✅ 1. PHÒNG NGỪA BẰNG CÁCH NÀO?

🎯 Mục tiêu chính:

Giữ cây cân bằng sinh lý, không bị lệch hormone, không bị hụt C, không thiếu lực → trái không rụng – cây không sốc.

🔹 A. Phòng bằng cách DỰNG NỀN TỪ RỄ

– Cải tạo đất bằng HaifaStim_Vim trước mùa mưa để rễ có “nhà ở thông thoáng”, không bị úng
– Tăng amino và Cytokinin+ Auxin sinh học (HaifaStim_Force) định kỳ giai đoạn trước hoa giúp cây khỏe ngay từ đầu – không lệch sinh lý
– Nuôi hệ vi sinh vật có lợi quanh rễ tạo “hệ miễn dịch sinh học” giúp rễ không bị sốc nước, không bị thán thư

🔹 B. Phòng bằng cách GIỮ LÁ KHỎE – GIỮ C:N ỔN ĐỊNH

– Bổ sung Mg + Multi K hoặc #SOP định kỳ nhằm giữ lá xanh – tạo C đều – cây không hụt năng lượng khi gặp mưa/nắng
– Không để cây thiếu Canxi giữ cuống chắc, mô tế bào dai – khó rụng
– Không bón thừa Đạm – không làm đi đọt sai lúc để không lệch tỷ lệ C:N → không tự hủy mầm hoa, trái non

🔹 C. Phòng bằng cách RÈN CÂY TRƯỚC THỜI TIẾT XẤU

– Trước mưa – tưới HaifaStim Force + Canxi + HaifaStim Vim nhẹ giúp cây tạo mô chống stress – ổn định nội tiết
– Trước nắng – tưới sáng sớm + bổ sung #Magie nhằm tăng sức giữ nước, giảm bay hơi
– Khi dao động ngày đêm (chênh 10–15°C) bổ sung Cytokinin nhẹ (HaifaStim Force) để ổn định nội tiết tố

✅ 2. LÀM SAO BIẾT TRƯỚC ĐỂ PHÒNG NGỪA?

“Không chờ cây báo hiệu – mà đoán trước được khi nào cây sẽ gặp nguy.–> bạn phải tư duy chủ động”

🔍 DỰ BÁO BẰNG 3 GÓC:

🧪 A. Quan sát cây – sinh lý học báo trước

– Lá non xanh ngả vàng – mềm –>Sắp rối loạn C:N – dễ rụng bông, trái non
– Mắt cua “khựng lại”, không bung –> Rễ đang yếu, cây căng nội tiết
– Không có rễ trắng mới 3–5 ngày sau mưa–> Rễ không hồi → nguy cơ sốc tiếp theo rất cao

📈 B. Dùng dự báo thời tiết & cảm biến đơn giản

– Ứng dụng lịch dự báo thời tiết để biết trước 3–5 ngày mưa lớn → chuẩn bị chống sốc
– Cảm biến EC – ẩm độ đất để kiểm tra khi nào đất quá ẩm – chưa nên bón phân
– Sổ tay khí hậu vườn → lịch sử mưa – sổ nhụy để dự đoán theo chu kỳ năm trước để canh giai đoạn chủ động

🧠 C. Hiểu sinh lý học cây – nắm “đồng hồ bên trong”

– Giai đoạn Trái non 7–15 ngày là giai đoạn dễ rụng sinh lý nhất → phải giữ Canxi + ATP đều
– Ra hoa mà không có lá già đi kèm–> Cây thiếu lực → không nuôi nổi → dễ rụng
– Bước vào tích lũy ngọt (sau 70–90 ngày) nếu rễ kém hoặc thiếu Mg → trái thiếu chất – dễ nứt, méo
📌
✅ Phòng = dựng nền từ rễ, giữ lá, cân bằng hormone
✅ Biết trước = nhìn cây + đo đất + xem trời + hiểu sinh lý
Seiko JSC – Đồng hành cùng nhà nông chủ động trước mọi thời tiết.

Bài viết liên quan