Kiến Thức Nông Nghiệp

CHỐNG LÚA ĐỖ NGÃ VỤ HÈ THU

17/09/2024 SEIKO 2023

Do điều kiện thời tiết vụ hè thu nắng mưa thất thường không thích hợp với cây lúa thường xuyên đối mặt với tình trạng trổ ngay mưa, đổ ngã …là những nguyên nhân gây thất thoát lớn về năng suất lẫn chất lượng và tinh thần.

Nguyên nhân

Thứ nhất : Trong vụ hè thu, thời tiết nắng yếu, trời thường âm u, mưa nhiều, thiếu ánh sáng nên cây lúa có khuynh hướng tăng chiều cao, khi gặp mưa to và gió lớn nếu cây lúa đang giai đoạn chín sữa trở đi rất dễ bị đổ ngã vì do mất cân đối trọng lượng như thân thì nhỏ mà bông thì lớn.

Thứ hai : Chân ruộng thấp,trũng, nước ngập liên tục, lúa thường vươn cao, thân mềm yếu, dễ bị đổ ngã. Bón phân không cân đối, cây sinh trưởng nhiều về chiều cao, các tế bào dài ra trong khi thành bó mạch của các tế bào yếu, tích lũy các chất kém dễ gây đổ ngã.

Thứ ba giống lúa: Đối với những giống lúa ngắn ngày thường yếu cây, mình không có sự điều chỉnh phân bón, sạ dày làm mất sức trương của lóng vì thiếu ánh sáng cũng làm lúa dễ bị đổ ngã.

Tác động của lúa đổ ngã

  1. Giảm năng suất và chất lượng: Lúa đổ ngã không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Khi lúa nằm dưới nước, hạt dễ bị nảy mầm hoặc hư thối do nấm bệnh, dẫn đến tăng tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch.
  2. Chi phí thu hoạch tăng: Nông dân phải chi trả nhiều hơn cho việc thu hoạch lúa đổ ngã. Chi phí thu hoạch có thể tăng từ 250.000-300.000 đồng/công khi lúa đứng, lên tới 450.000-550.000 đồng/công khi lúa bị đổ.

 

Biện pháp khắc phục

1. Khâu làm đất

Sau khi thu hoạch trước khi xới trục cần xử lý rơm rạ, đất tương đối bằng phẳng và có hệ thống bơm, thoát nước được dễ dàng, công tác quản lý nước cũng chiếm phần quan trọng về chống đổ ngã để đất có ẩm độ, nhiệt độ để cây lúa cứng cáp hơn.

2. Chọn giống

Nên chọn những giống lúa cứng như OM 18; Đài thơm 8; Hương châu 6…

3. Sạ thưa hợp lý

Nếu sạ hàng thì lượng giống từ 80-100kg/ha, sạ lan lượng giống từ 100-120kg/ha cũng tùy theo chân đất mà thêm bớt. Sạ thưa tiết kiệm được giống, còn giúp rễ lúa phát triển tốt, thân khỏe, cứng cây, ít sâu bệnh, ít đổ ngã.

4. Bón phân

Để tránh bón thừa đạm các bạn nên áp dụng bón phân theo diệp lục của lá lúa bằng cách máy đo hoặc bảng so màu. Đối với ruộng trũng dễ bị đổ ngã nên bón lót phân hữu cơ, phân lân… Cần bón kali trong các đợt bón vì đất trũng rất thiếu, giúp 3-4 lóng đầu tiên cứng chắc, hạn chế đổ ngã. Tùy theo điều kiện đất đai, nhìn quang cảnh bón cho thích hợp.

Đặc biệt, nên bón bổ sung Canxi Agri 15-0-0+ 26CaO trước khi lúa vào giai đoạn làm đòng từ 6-8kg/1000m2 giúp củng cố cấu trúc cho sự hình thành và phát triển tế bào, làm cho cây đứng vững hơn, trong khi nitơ thúc đẩy sự phát triển tán lá. Nó giúp cây lúa có bộ rễ ăn sâu và phát triển tốt, tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ bị bệnh. Điều này rất quan trọng trong giai đoạn nhạy cảm này, khi cây dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu từ đó giảm thiểu nguy cơ đổ ngã, dai bông giảm rụng

5. Điều chỉnh mực nước

Kỹ thuật bón phân nền ẩm là một kỹ thuật cực kỳ đơn giản và hiệu quả rất cao trong việc hấp thu dinh dưỡng vì mưa không thiếu nước, khô xen kẽ sẽ hạn chế rất hiệu quả đổ ngã do mặt đất không bị nhão, bộ rễ phát triển sâu, đất được giải độc nên cây hấp thu dinh dưỡng tốt giúp cây lúa chắc khoẻ, ít bị đổ ngã, nếu thấy dấu chân bị khô nên bơm nước. Phương pháp thực hiện lúc lúa giáp tán tránh cỏ mọc. Trước trổ và sau trổ một tuần phải có nước trong ruộng.

 

Bài viết liên quan