Bạn thường nghe đến tỷ lệ C:N – nền tảng sinh lý cây trồng. Nhưng còn một tỷ lệ khác không kém phần quan trọng, quyết định chất lượng nông sản, đặc biệt với cây ăn quả – và càng quan trọng hơn với cây ăn quả mọng nước (sầu riêng, xoài, nhãn, vải, dưa lưới, cam, bưởi, ớt, cà chua…).
Đây chính là yếu tố bạn cần làm chủ nếu muốn trồng nông nghiệp bền vững, cho nông sản chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu.

Cùng
#Seiko khám phá sâu về tỷ lệ Ca–K (Canxi – Kali): Tại sao nó quyết định chất lượng nông sản, độ bền trái, khả năng bảo quản? Và tại sao chỉ cần lệch một chút là trái mất chất lượng ngay?
–

VAI TRÒ SINH LÝ CỦA CANXI VÀ KALI.
(2 nguyên tố này bạn thường được nghe rất rất nhiều lần)

CANXI (Ca)

Xây thành tế bào chắc khỏe, dày dặn.

Kết nối các phân tử pectin – làm mô chắc, cuống dai.

Ổn định màng tế bào – chống nấm bệnh xâm nhập.

Giúp trái không nứt, không chảy nhựa.

Không di động trong cây → phải cung cấp đúng lúc, đủ lượng.
–

KALI (K)

Vận chuyển đường, tinh bột về nuôi trái.

Tăng vị ngọt, mã trái đẹp, bóng sáng.

Giúp cân bằng nước trong tế bào, giảm nứt trái.

Hỗ trợ tổng hợp tinh bột, đường → trái đạt chất lượng thương phẩm.
–
–

KHI CÂN ĐỐI CA:K ĐÚNG
–

Trái chắc, cuống dai, khó rụng.

Trái lớn đều, không nứt, không méo.

Đường ngọt đạt chuẩn, mã đẹp, lâu hư.

Bảo quản tốt, đi xa không sợ hỏng.

Ví dụ: Dưa lưới, cam, nhãn… cân Ca:K chuẩn → quả giòn chắc, cuống không khô gãy.
–
–

LỆCH CA:K = MẤT NGAY CHẤT LƯỢNG
–
– K cao – Ca thiếu: Trái nứt, cuống khô → rụng non. Mô mềm, dễ dập, bảo quản kém, sâu bệnh tấn công.
– Ca cao – K thấp Trái chậm lớn, nhạt, mã xấu, không đạt thương mại.

Đặc biệt cây mọng nước: K cao – Ca thiếu → trái nhìn ngoài đẹp nhưng cuống mềm, ruột nhũn, nhanh hư khi vận chuyển xa.
–
–

BẢN CHẤT SINH LÝ
–

K cao → cây hút Ca kém, dù đất nhiều Ca.

Thiếu C (quang hợp kém) → Ca không đến đích.

K thúc trái lớn quá nhanh → mô không kịp chắc → nứt, rụng.

Ca không di động → cần bổ sung qua lá, đúng thời điểm.
–
–

XÉT TRÊN MỌI PHƯƠNG DIỆN
–

Dinh dưỡng học:
Ca = nền móng; K = nuôi trái.
–

Bệnh lý:
Ca lệch → nấm bệnh tấn công, nứt cuống, chảy nhựa.
–

Thương phẩm:
Ca chuẩn: trái chắc, bảo quản lâu;
K chuẩn: ngọt, mã đẹp.
–

Canh tác:
Bón K quá mạnh → trái ngọt nhưng dễ hỏng.
Bổ sung Ca không K → trái nhạt, xấu.
–
–

Do đó, chúng ta cần:

Bón K chia nhỏ, tránh sốc.

Ca phải duy trì đều, cả gốc lẫn lá.

Tăng C hỗ trợ vận chuyển Ca (dùng HaifaStim Vim + HaifaStim Force).

Quan sát lá, test đất để điều chỉnh kịp thời.

Ngoài tỷ lệ C:N, CA:K chúng ta sẽ đi sâu vào các tỷ lệ khác nữa. Theo dõi Seiko để nhận thêm bí quyết từ chuyên gia nông học!